Khôi phục đồ ngọc thường có mấy cách như sau:
1.Từ 1 chia làm 2 : Có một số loại ngọc sau khi bị vỡ, các nhà thiết kế, nhà điêu khắc thường căn cứ vào tình trạng hư hại của nó, phân tích hình dạng ban đầu của nó, tiến hành các thủ thuật khéo léo, sau đó tách ra trên cơ sở nguyên trạng, 1 chia thành 2, chia mảnh khắc ban đầu thành 2 mảnh hoặc nhiều hơn 2 mảnh độc lập hoặc nối với nhau. Cách khôi phục này vì thông thường không loại bỏ nhiều, nên sẽ làm giảm bớt hay bù vào phần bị hư hỏng, thậm chí giá trị đồ ngọc này sau khi được khôi phục có những lúc không thấp hơn nguyên trạng của nó.
2.Nạm ngọc: Nạm ngọc trong ngành trang sức bằng ngọc là một loại công nghệ được sử dụng phổ biến rộng rãi, ví dụ như : nhẫn nạm ngọc, nhẫn kim cương, mặt dây chuyền nạm ngọc, vòng cổ hoa tai nạm ngọc...
Nạm ngọc, người ta rất dễ liên tưởng đến tiểu thuyết "Hồng lâu mộng" , trong đó có cách nói "Kim ngọc lương duyên", đó là tín hiệu tốt lành, hơn nữa ngọc vàng, đá vàng đều rất quý hiếm, về phối hợp màu sắc cũng hết sức hài hòa. Vì thế, tự cổ chí kim, Trung Quốc và nhiều nước đều ưa thích các món đồ trang sức, hộp trang sức nạm ngọc.
3.Dính lại phần bị vỡ : Ngọc vỡ, thời cận đại cũng có cách dùng phương pháp dính để khôi phục. Khi khôi phục xong, thậm chí có thể " giống hệt như thật"
Phương pháp dính này quá trình thao tác về cơ bản là : trước tiên lau tỉ mỉ chỗ bị vỡ thật sạch, rồi sau đó dùng keo dính công hiệu cao (Polyvinyl acetate floating agent hoặc epoxy), bôi đều lên bề mặt, sau đó cẩn thận đặt đúng với vị trí ban đầu, dùng lực dính lại, ép chặt keo dính vào chỗ bị vỡ, rồi lại dùng axeton lau sạch, trong quá trình keo dính dính chặt, tốt nhất dùng băng dính cố định, hoặc dùng vật nặng đè vào, để tránh bị sai lệch vị trí.
4.Khôi phục lại , đây như một tiền đề để che lấp, bù đắp vào những hư hại của đồ ngọc, dùng sự khéo léo để tái tạo lại. Các bậc thầy về nghệ thuật, trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đã tạo ra và tích lũy được rất nhiều các bí quyết để chắp vá, khôi phục lại, ví dụ như các tuyệt chiêu "lấy cao bù thấp" " lấy béo bù gầy" "lấy hư hại bù hư hại"
5.Thêm vào chỗ bị khuyết Dây chuyền nạm ngọc không cẩn thận bị rơi xuống, không bị vỡ hẳn nhưng có chỗ nhỏ xíu bị mất, dù sao cũng đã bị "biến dạng" đi rồi, vì thế người ta nghĩ đến việc làm thế nào để "tu sửa "lại cho nó, bằng cách thêm vào. Có 2 cách để thêm vào :1 là thêm vào để lấp đầy, 2 là thêm mới vào.