BannerHieude

Cổ học tinh hoa

Không thành kế
17/05/2013 03:00| 1761 Lượt xem| 0 Lượt yêu thích
Ở Trung Quốc, Chư Cát Lượng là một tên tuổi ai cũng biết. Nếu nói ai như Chư Cát Lượng, tức là khen người này nhiều mưu trí. Dưới đây là một câu chuyện về Chư Cát Lượng.

Khoảng thế kỷ thứ hai trước công nguyên, trên lãnh thổ Trung Quốc có ba nước chủ yếu, ba nước này là Ngụy, Thục và Ngô. Thời kỳ này trong lịch Trung Quốc gọi là “thời kỳ tam quốc”. Ba nước này thường xảy ra chiến tranh, nhưng không ai tiêu diệt được ai. Chư Cát Lượng là quân sư của Thục, rất nổi tiếng bởi tài chỉ huy chiến tranh.

  Một lần, nước Ngụy được tin, Tây Thành – một thành trì chiến lược quan trọng của nước Thục binh lực rất ít, chỉ có khoảng mười nghìn quân, bèn sai đại tướng Tư Mã Ý dẫn mười mấy vạn quân đi tấn công. Sau khi được biết tình báo quân Ngụy đang nhanh chóng tiến về Tây Thành, từ nhà vua đến binh sĩ nước Thục đều hết sức khăng thẳng. Với một vạn quân chống lại mười mấy vạn quân, khác nào trứng chọi với đá, thất bại là cái chắc. Nhưng từ nơi khác điều động quân đội đến viện trợ thì không kịp. Tây Thành đang đứng trước nguy cơ, mọi người đều gửi gắm hy vọng vào quân sư Chư Cát Lượng luôn có nhiều mưu trí. Chư Cát Lượng cũng cảm thấy rất gay go, nhưng tình hình gay gắt lại bắt buộc ông phải nghĩ ra một biện pháp ứng đối.

  Chư Cát Lượng nghĩa đi nghĩ lại, cuối cùng nghĩa ra một kế chu toàn. Ông ra lệnh người dân và binh sĩ trong thành rút đi, tạm thời đến một nơi an toàn trốn tránh, sau đó mở cổng thành, chờ đợi địch đến. Không lâu, đại tướng Tư Mã Ý dẫn quân bao vây Tây Thành, nhưng điều khiến ông kinh ngạc là, vốn tưởng Tây Thành canh phòng nghiêm mật, nhưng lại mở cổng thành, trên tường thành không thấy binh sĩ phòng thủ nào cả, chỉ có một ông già quét rác trước cổng thành. Khi ông cảm thấy khó hiểu, nhì thấy trên thành lầu xuất hiện một người, chính là đối thủ kỳ cựu của ông Chư Cát Lượng. Chỉ thấy Chư Cát Lượng ung dung phủi quần áo rồi ngồi trước một cây đàn đặt sẵn ở đấy, sau đó tiếng đàn vui tai từ thành lầu vang lên, các binh sĩ của Nguỵ đều ngạc nhiên, trong giờ phút nguy hiểm bị bao vây, quân sự của nước Thục Chư Cát Lượng lại đánh đàn, không hiểu là nguyên nhân gì.

  Với cổng thành đang mở và Chư Cát Lượng đánh đàn, cáo già Tư Mã Ý không biết làm thế nào. Ông từ lâu đã biết Chư Cát Lượng nhiều mưu trí, nhưng Chư Cát Lượng dám mở cổng thành chào đón mười mấy vạn quân, điều này khiến ông hết sức bất ngờ. Cho nên ông nghĩ, trong thành nhất định mai phục nhiều binh mã. Lúc này, tiếng đàn từ  êm dịu dần dần trở nên gấp rút, giống như mưa bão sắp đến. Tư Mã Ý càng nghe càng cảm thấy không yên, ông nghi ngờ đây là Chư Cát Lượng phát ra tín hiệu điều phối quân đội tấn công, cho nên vội vàng ra lệnh quân đội của ông rút lui. Hàng trăm nghìn quân Ngụy nhanh chóng rút lui, như vậy, Tây Thành của Thục được bảo vệ toàn vẹn mà không dùng đến một binh sĩ nào. Đây là “không thành kế” nổi tiếng của Chư Cát Lượng.

   Câu chuyện về mưu trí của Chư Cát Lượng còn rất nhiều, những chuyện này đều xuất xứ từ Tam quốc dẫn nghĩa – một trong tiể thuyết cổ điển nổi tiếng nhất của Trung Quốc, nếu bạn có hứng thú, mời bạn tìm đọc quyển sách này.

người thích

Bài viết mới cập nhật

Cố vật ở nước ngoài

Cặp đĩa thời Tây Sơn

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.508

Cái tiềm trang trí Long hý thủy

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.894

Đôi bình bát tràng

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €2.061

Vò gốm Gò Mun.

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €322

Cốc gốm Gò Mun

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €283