Giai đoạn đầu nhà Minh (Giai đoạn vua Hồng Vũ đến vua Thiên Thuân, 1368-1464)
Trong suốt thời kỳ đầu nhà Minh, mức độ kiểm soát về phát triển chính trị và văn hoá do triều đình áp đặt tương đối cao. Ví dụ như, dưới sự trị vì của vua Hồng Vũ, một chiếu chỉ được ban hành vào năm 1371 nhằm ngăn cấm việc sử dụng hình trang trí nhất định lên đồ sành sứ như hình các vị vua đã quá cố, hoàng hậu, các nhà hiền triết hay thánh tăng, rồng, phượng, sư tử và nghê. Một ví dụ khác của điều lệ này là chiếu chỉ do vua Chính Thống ban hành năm 1447 quy định cấm sản xuất đồ màu, chẳng hạn như màu vàng, màu tím, màu đỏ hoặc xanh, bao gồm cả các loại sứ tráng men xanh.
Những hạn chế này có ảnh hưởng đáng kể đến các kiểu trang trí được tìm thấy trên các lò Dân Diêu sản xuất đồ xanh và trắng. Chỉ một lượng hoạ tiết tương đối giới hạn là được sử dụng. Thông thường các hoạ tiết luôn có tính cách điệu cao, đơn giản hoá và thường được thể hiện theo kiểu thư pháp. Điều này được quyết định bởi vấn đề chi phí như kiểu sản phẩm có thể thời gian sản xuất nhanh và tăng khối lượng sản phẩm. Trường phái họa tiết kiểu thư pháp có tính xu hướng tự phát và rất nhịp nhàng. Phong cách phóng khoáng không đi vào chi tiết đã tạo nên sức hấp dẫn và nét đặc sắc riêng của nó.
Các thử nghiệm khoa gần đây dường như chỉ ra rằng đồ xanh-trắng thời nhà Nguyên chỉ sử dụng màu xanh coban nhập khẩu. Trong triều đại vua Hồng Vũ, ông đã ban hành lệnh cấm ngoại giao và giao thương với nước ngoài. Do đó, nguồn coban nhập khẩu đã bị chặn lại. Có khả năng lượng coban nhập khẩu còn lại trong giai đoạn này được dùng cho đồ xanh và trắng của hoàng gia. Vì vậy, nếu tồn tại, chỉ có rất ít đồ xanh và trắng của các lò Dân Diêu được sản xuất trong triều đại vua Hồng Vũ, thậm chí dưới đời vua Vĩnh Lạc. Điều này không phải là không có cơ sở. Đối với đồ xanh và trắng của hoàng gia triều đại vua Hồng Vũ, chúng ta vẫn có thể thấy phong cách kế thừa từ thời Nguyên. Mặt khác, lò Dân Diêu, phong cách trang trí trên đồ xanh và trắng có đặc trưng của thời Hồng Vũ, chúng thường thiếu sự tương đồng về phong cách với các hoạ tiết từ thời Nguyên. Điều này là không hợp lý trong tiến bộ của nghệ thuật. Một vấn đề khác cần làm sáng tỏ là nếu coban nhập khẩu chỉ dùng vào thời Nguyên, vậy khi nào các thợ gốm bắt đầu sử dụng coban địa phương. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, vui lòng tham khảo bài viết: Sự trở lại của gốm men xanh trắng nung truyền thống đầu thời nhà Minh.
Trong thời kỳ đầu nhà Minh, các hoạ tiết đặc trưng bao gồm: các bông hoa xen kẽ với ký tự chữ Phạn, hình đám mây, 3 hình ảnh đặc trưng của mùa đông (đại diện bởi thông, mận và tre), các bóng trang trí với các nút thắt lụa, các ký tự PHÚC và THỌ, các đám mây cuộn với các hình người mà được xem là ở cõi mộng hoặc ẩn sỹ trong khung cảnh miền quê. Ảnh hưởng của Phật Giáo Tây Tạng được thể hiện ở các yếu tố như các ký tự Phạn/Tây Tạng và 8 chủ thể quý trong phật giáo (vỏ ốc xà cừ, bánh xe, dù, mái vòm, hoa sen, bình hoa, cá, và điểm vô tận)
Các bông hoa xen kẽ với các ký tự tiếng Phạn. Điều này cho thấy hoạ tiết với phong cách thư pháp điển hình
Hoạ tiết đám mây
Các đám mây cuộn với người
Bát gốm thời vua Thiên Thuận/Thành Hoá với các hoạ tiết hình bóng và ruy băng thổ cẩm. chân đế cao là một đặc trưng điểm hình của bát gốm Thành Hoá
Bát gốm thời vua Thiên Thuận/Thành Hoá với các hoạ tiết hình 3 loài hoa đặc trưng của mùa đông. Ba bông hoa nhỏ được vẽ phía trong thành bát xuất hiện lần đầu trong giai đoạn giữa hai đời vua, và thỉnh htoáng cũng được tìm thấy trong bát gốm thời kỳ Hoằng Trị.
Phần lớn gốm sứ được sản xuất đầu thời nhà Minh được là đồ sử dụng hằng ngày như bát, đĩa, lọ và lư hương. Bình hoa chỉ chiếm một lượng nhỏ các sản phẩm được sản xuất ra.
Năm 1964, Wang Zhimin của Bảo tàng Nam Kinh đã tiên phong trong dự án nhận dạng gốm sứ men xanh và trắng đầu thời Minh. Ông đã thu thập hàng chục ngàn tiêu bản từ sông Yudai, nơi toạ lạc của cung điện Nam Kinh xưa. Dựa trên so sánh về mặt phong cách, ông có thể hình thành một số suy luận có ý nghĩa về các đặc điểm gắn liền với mỗi giai đoạn triều đại nhà Minh. Với các hướng dẫn đã được xây dựng, người ta có thể tự tin phân tách đồ men xanh trắng thời Tuyên Đức hoặc sớm hơn với đồ men xanh trắng thuộc giai đoạn chuyển giao giữa các chiều đại (Chính Thống (1435-1449), Cảnh Thái (1449-1457) và Thiên Thuận (1457-1464), kéo dài 29 năm từ 1436 đến 1465).
Ở một mức độ đáng kể, phát hiện này của ông là một bước tiến lớn trong nghiên cứu đồ men xanh trắng của lò Dân Diêu thời Minh. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khó khăn trong việc xác định thời điểm kết thúc của một phong cách hoạ tiết cụ thể. Việc giả định một giai đoạn chuyển tiếp mà đồng thời tồn tại thiết kế phong cách kiểu cũ và thiết kế phong cách mới nổi là không hề vô lý. Loại phong cách kiểu cũ cuối cùng cũng sẽ bị loại bỏ, tuy nhiên để xác định thời điểm cuối cùng của một phong cách cụ thể là một điều hết sức khó khăn.
Vấn đề này được minh hoạ bằng 2 ví dụ dưới đây. Các đĩa trang trí nghê và sư tử theo kiểu thư pháp được xem là sản xuất trong thời kỳ Tuyên Đức/giai đoạn chuyển tiếp. Một lượng nhỏ gốm sứ Trung Quốc bao gồm một số chiếc đĩa với hoạ tiết nghê đã được vớt từ con tàu đắm Pandana tại Philippin, được xác định niên đại là vào giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, Bãi cạn Lena (được tìm thấy gần Bãi cát ngầm Lena của đảo Busuanga ở Philippin năm 1997) với các loại gốm sứ xanh-trắng đặc trưng thời Hoằng Trị trong tình trạng bảo quản tốt đã tạo nên một số sự ngạc nhiên. Một số lượng đĩa nghê và bát với các hoạ tiết hình bông hoa và đám mây trừu tượng thực hiện theo lối thư pháp thường đặc trưng cho giai đoạn chuyển giao đầu nhà Minh.
Trường hợp thứ hai liên quan đến một nghĩa trang gia đình của Zhong Songxue tại Quảng Đông Đông Quan. Việc chôn cất lần đầu tiên được thực hiện vào năm thứ hai thời vua Chính Đức. Người ta tìm thấy 5 chiếc lọ với phong cách Hoằng Trị điển hình trong khuôn viên khu vườn. Trong ngôi mộ liền kề của một trong những con trai của Zhong Songxue, đã tìm thấy 2 chiếc lọ lớn có niên đại cuối Chính Đức/đầu Gia Tĩnh, một chiếc có hoạ tiết hình hoa, chiếc còn lại với hoạ tiết hình cá. Người ta cũng tìm thấy một chiếc đĩa sư tử và một chiếc bát được vẽ theo lối thư pháp có niên đại thuộc giai đoạn chuyển tiếp. Căn cứ trên biên niên sử Đông Quan, một trong số các người con của Zhong Songxue qua đời vào năm thứ 7 Gia Tĩnh.
Một chiếc đĩa Kỳ lân tương tự được tìm thấy tại xác tàu Lena và Pandanan. Chiếc đĩa này có nhiều khả năng có niên đại từ thời kỳ Hoằng Trị. Những hiện vật khác từ thời kỳ chuyển tiếp có vẽ đẹp hơn, đặc biệt là các đám mây.
Chiếc đĩa với hoạ tiết sư tử hầu hết thuôc thời kỳ Thành Hoá/Hoằng Trị. Một số được tìm thấy sau giai đoạn Hoằng Trị, nhưng hoạ tiết sơ sài và đơn điệu hơn.
Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp, một số lượng các điều luật đã hạn chế hoặc ngăn cấm việc sản xuất đồ xanh và trắng. Cùng với sự suy giảm của hệ thống triều cống suy giảm và sự ngăn cấm mậu dịch bất hợp pháp, chỉ một lượng nhỏ gốm sứ đến được với thị trường nước ngoài. Điều này được minh chứng dựa trên các cuộc tìm kiếm tàu đắm. Cho đến nay, các con tàu đắm, chẳng hạn như xác tàu Pandanan và Nam Hải hoàng gia ở biển Nam Trung Quốc, thuộc giai đoạn chuyển tiếp chỉ chuyên chở một lượng nhỏ gốm sứ Trung Quốc. Tuy nhiên vào thời Hoằng Trị, mậu dịch bất hợp pháp phát triển rất mạnh. Cảng hàng hóa Lina thời kỳ Hoằng Trị phản ánh rõ tình hình này. Nó đã chuyên chở một lượng tương đối lớn các đồ gốm sứ men xanh trắng chất lượng cao. Một yếu tố khác góp phần đẩy mạnh sự việc này chính là tình trạng xã hội thời Hoằng Trị. Trong triều đại Thành Hoá, lò ngự diêu sản xuất số lượng lớn các đồ sành sứ như đã được thấy từ các cuộc khai quật ở Cảnh Đức Trấn. Khi Hoằng Trị lên ngôi, ông nhận ra đây chính là một sự thâm hụt lớn đối với ngân sách quốc gia. Ông đã ra lệnh việc sản xuất đồ gốm sứ ngự dụng phải cắt giảm mạnh. Kết quả là, các thợ gốm dư thừa buộc phải tìm phương tiện khác để kiếm sống. Họ chuyển sang sản xuất đồ gốm sứ đáp ứng thị trường nước ngoài.
Một lượng lớn gốm men xanh và trắng được khai quật tại khu vực Đông Nam Á, thường đặc trưng cho giai đoạn chuyển tiếp. Tình hình chính trị của Trung Quốc được nhấn mạnh ở trên cho thấy việc xác định niên đại có thể không chính xác. Chúng có thể được sản xuất muộn hơn, nhiều khả năng thuộc giai đoạn từ Thành Hoá đến Hoằng Trị.
Hầu hết các khu vực lò nung truyền thống nổi tiếng thuộc khu vực Cảnh Đức Trấn đã bị hư hại nghiêm trọng hoặc đã bị phá hủy. Do đó, việc khai quật khoa học là gần như không thể thực hiện. Hiện nay, một nguồn có giá trị để xác định niên đại chính là đồ tùy táng trong các ngôi mộ. Tiếc thay, các thông tin bị giới hạn và không được lưu hành rộng rãi. Những thông tin khai quật như vậy cùng với những tài liệu từ các con tàu đắm cho phép nghiên cứu chi tiết và xác định niên đại chính xác. Chúng ra cũng có thể xác định một mẫu hoa văn cụ thể phát triển theo thời gian như thế nào và khoảng thời gian mà một phong cách hoạ tiết cụ thể tồn tại. Hi vọng rằng, chúng ta cũng có thể nhận biết tốt hơn những thay đổi nhỏ của một kiểu cách đã phát triển theo thời gian. Đây là một dự án đáng giá nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và hợp tác từ các nguồn khác nhau để xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn diện.
Thời kỳ giữa nhà Minh (Thành Hoá đến Chính Đức, 1465 – 1521)
Vào thời kỳ giữa nhà Minh, việc sản xuất và nhu cầu gốm sứ tăng lên đáng kể do nhu cầu từ tư thương bất hợp pháp. Hệ thống triều cống chính thức trong thương mại quốc tế được áp dụng từ thời vua Hồng Vũ chỉ kết thúc vào năm 1567 (Gia Tĩnh) với việc mở Nguyệt Cảng tại Phúc Kiến cho thương mại quốc tế hợp pháp. Hệ thống triều cống thương mại đạt đỉnh trong suốt giai đoạn Vĩnh Lạc/Tuyên Đức được tóm tắt bởi những chuyến đi của Đô Đốc Zhenghe trên hạm đội lớn đến nơi xa nhất thuộc bờ biển phía Đông châu Phi. Sau đó, hệ thống cống nạp không còn hoạt động hiệu quả sau thời kỳ suy thoái quyền lực của hoàng đế. Một số yếu tố góp phần vào tình trạng này bao gồm các vấn đề nội bộ như việc bắt giữ hoàng đế Chính Thống bởi người Mông Cổ và tình trạng tham nhũng. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoài nước, giao thương bất hợp pháp càng trở nên phổ biến hơn. Vào thời kỳ Thành Hoá, tại 3 tỉnh duyên hải Chiết Giang, Phúc Kiến và Giang Đông, tư thương đã phát triển hưng thịnh. Các thỏa thuận bất hợp pháp như vậy liên quan đến các gia tộc giàu có đầy quyền lực và được hỗ trợ bởi sự hỗ trợ ngầm của các quan lại tham nhũng.
Phương pháp trang trí bằng nước màu đã được thử nghiệm suốt thời kỳ Thiên Thuận hầu như trở nên phổ biến hơn và được sử dụng trên số lượng lớn đồ sành sứ mèn xanh trắng từ cuối giai đoạn Thành Hoá trở đi. Việc dùng nước màu được áp dụng trên một số phần của các hoạ tiết như hình bông hoa hoặc trang phục của nhân vật. Nói chung bạn có thể phân biệt 2 tông màu xanh trên vùng nước màu. Sự kết hợp của thư pháp và phương pháp dùng nước màu hầu hết được sử dụng để tạo ra các họa tiết. Các sản phẩm sử dụng hoàn toàn phong cách thư pháp hoặc các họa tiết được bao phủ hoàn toàn với màu nước trở thành một đặc thù sản phẩm.
Bộ mài mực ở trên có niên đại năm thứ 9 thời kỳ Hoằng Trị. Bông hoa được thể hiện sử dụng màu nước, trong khi những chiếc lá vẫn sử dụng các nét thư pháp điển hình.
Bát thời Hoằng Trị
Bát thời Hoằng Trị/Chính Đức với họa tiết hình con công. Những chiếc lá lớn là dạng họa tiết phổ biến trong giai đoạn Chính Đức
Ví dụ về phong cách trang trí hoàn toàn bằng tràm xanh
Hải cảng Lena là một phát hiện hết sức thú vị và có tính quan trọng. Sự đa dạng trong phong cách họa tiết cho thấy giai đoạn Hoằng Trị là một bước ngoặt lớn. Đa phần hiện vật có thể được xác định chính xác là thời kỳ Thành Hóa/Hoằng Trị. Chỉ một lượng nhỏ sản phẩm với phong cách thư pháp điển hình giai đoạn chuyển giao. Điều này cho thấy sự lùi tàn về phong cách. Cuối cùng, chỉ có một số lượng ít ỏi họa tiết dây hoa liên tiếp đi kèm với các biểu tượng của Phật giáo và các vòng hình nấm linh chi nối tiếp nhau, cho thấy các yếu tố mới nổi điển hình của thời kỳ Gia Tĩnh.
Sự phát triển của các cuộn hoa nối tiếp nhau từ thời Hoằng Trị đến dạng họa tiết điển hình thời Gia Tĩnh
Điểm thay đổi khác biệt chính của loại bát này là các nét mảnh hơn và yếu hơn của phiên bản thời kỳ Gia Tĩnh. Chiếc bát thời Hoằng trị có những đường cong đậm ở gần phần đáy và phần kết quanh dày hơn
Trong thời kỳ Chính Đức, một số đồ sứ men xanh trắng với ảnh hưởng Hồi giáo như các ký tự Ả rập đã được sản xuất. Một số người suy đoán điều này là do Hoàng đế Chính Đức đã cải sang đạo Hồi. Tuy nhiên, nhiều khả năng chuyện này là do ảnh hưởng của những tên hoạn quan quyền lực, nhiều người trong số chúng là người Hồi giáo.
Nhà Minh thờiHoằng Trị cũng chứng kiến một sự thay đổi trong thành phần thiết kế. Rất nhiều bát, đĩa được trang trí dày đặc hơn và bao phủ hoàn toàn bên trong thành bát. Đây là một giai đoạn khá độc đáo so với các giai đoạn trước và sau nó, khi mà các họa tiết trang trí bên trong thành bát đơn giản hoặc thưa hơn. Trường hợp ngoại lệ là các loại họa tiết mang phong cách kraak của thời kỳ Vạn Lịch/Sùng Trinh.
Mật độ họa tiết trang trí dày đặc bên trong bát và đĩa
Các hiệu đề như "Phúc", "Đại Minh Niên Tạo", "Thiên" và “"Thái Bình” phía chân đế bên ngoài cũng xuất hiện trong đồ sành sứ trong suốt giai đoạn Thành Hóa/Hoằng Trị.
Bát sứ với ký tự “Phúc” dưới trôn bát.
Giai đoạn cuối nhà Minh (thời Gia Tĩnh đến Sùng Trinh, 1522-1644)
Thời ký Gia Tĩnh báo trước sự áp dụng hệ thống Guan da min shao. Trong hệ thống này, việc sản xuất gốm sứ cho hoàng cung đã giao thầu cho các lò gốm tư nhân. Yêu cầu về chất lượng cao buộc các thợ gốm nâng cao chất lượng sản phẩm của họ. Số tiền phạt do không đáp ứng các yêu cầu về số lượng và chất lượng là rất khắc nghiệt. Bên cạnh tiền phạt, ho phải mua các sản phẩm từ xưởng thuộc triều đình để đáp cứng bất cứ sự thiếu hụt theo lệnh của triều đình.
Hoàng đế Gia Tĩnh, kế nghiệp vua Chính Đức, là một Đạo sỹ sùng tín. Biểu tượng Đạo giáo đã trở thành yếu tố trang trí phổ biến trong suốt những năm cuối thời nhà Minh. Các họa tiết Đạo giáo như Bát Tiên (tám vị thần tiên), Bát bửu, Bát Quái, hình con sếu, biểu tượng cát tường thường xuyên được sử dụng.
Bát thời Gia Tĩnh với họa tiết hình sếu và hươu. Đây là các biểu tượng trường thọ trong Đạo giáo
Chiếc lọ thời Gia Tĩnh với liên hoa (các cuộn hoa nối tiếp nhau) và 8 sơ đồ Đạo giáo
Một nét đặc trưng độc đáo giai đoạn Gia TĩnhVạn Lịch là việc sử dụng Hồi Thanh, một loại thuốc nhuộm coban nhập khẩu có tông màu tím. Hồi Thanh cần được trộn với coban địa phương bởi nếu sử dụng nhiều coban này sẽ làm che mất đi các chi tiết của các đường phía dưới lớp mực nước. Hỗn hợp cân đối giữa Hồi Thanh và coban địa phương sẽ tạo ra họa tiết sắc tím sáng. Từ giai đoạn Gia Tĩnh trở đi, phương pháp vẽ các nét chính (nét phác thảo) và bằng mực nước trở thành phong cách trang trí chủ đạo. Các nét phác thảo mỏng, và thậm chí với độ dày đặc mà người Trung Quốc gọi là nét cứng cáp”. Các sản phẩm chất lượng tốt có cũng một tông màu mực nước rõ ràng.
Một chiếc bát đặc trưng cuối đời Gia Tĩnh/đầu thời Vạn Lịch với các nét chính ( nét phác họa) và mực nước. Nó cũng có tông màu tím của Hồi Thanh.
Chiếc bát thời Thiên Khải cho thấy bắt đầu xuất hiện cách vẽ đổ bóng – điều trở thành đặc trưng điển hình của đồ sành sứ thời vua Khang Hy nhà Thanh.
Bát Vạn Lịch với họa tiết hình trẻ em
Chiếc lọ thời Gia Tĩnh / Vạn Lịch với họa tiết hình chim/hoa
Rất nhiều bát/đĩa thời Gia Tĩnh/Tianqi cũng chứa các cụm từ cát tường có chứa 4 ký tự Trung Quốc phía ngoài chân đế. Các cụm từ phổ biến bao gồm: Vạn Phúc Du Đồng, Phú Quý Giai Khí, Trường Mệnh Phú Quý,…
Các ký tự cát tường trong giai đoạn Gia Tĩnh/Vạn Lịch
Giai đoạn Gia Tĩnh cũng chứng kiến sự xuất hiện đồ men xanh trắng được sản xuất tạo vùng Chương Châu. Loại gốm sứ này trong quá khứ được gọi là Đồ gốm sứ Sán Đầu. Nó thường gắn liền với các đồ sành sứ với đá mạt được đính vào phần chân đế.
Đồ sứ điển hình Sán Đầu (Chương Châu) trắng-xanh với phần trôn có đá mạt dính chặt vào.
Các nhà thám hiểm hàng hải Bồ Đào Nha đã tìm đường sang Trung Quốc vào khoảng năm 1514. Chất lượng cao của gốm sứ Trung Quốc đã tạo ra mối quan tâm và nhu cầu lớn từ các tầng lớp quý tộc châu Âu và đồ gốm sứ trở thành một cách biểu trưng cho địa vị. Một số đồ gốm men xanh trắng tiêu biểu đầu tiên xuất khẩu sang châu Âu cũng tương tự với những đồ sành sứ được tìm thấy trong Wreck Fort Sebastian. Một dạng độc đáo của đồ gốm sứ có tên gọi đồ gốm Kraak nhằm đáp ứng các chi tiết kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng châu Âu được sản xuất từ thời Vạn Lịch. Kraak bắt nguồn từ "carrack", một loại của tàu Bồ Đào Nha bị bắt bởi người Hà Lan vào năm 1603, bên trong chuyên chở một số lượng lớn các đồ gốm sứ này. Gốm sứ Kraak điển hình có một chủ đề trung tâm ở bên trong bát/đĩa và họa tiết được ốp lót trong thành bát. Phần thành bát và đĩa thường mỏng. Một khuyết điểm thường gặp của đồ gốm sứ Kraak là lớp men bị bong tróc dọc theo miệng. Người Nhật gọi nó mushikui, có nghĩa là “vết cắn của côn trùng". Một số ví dụ về đồ gốm sứ Kraak Vạn Lịch có thể được tìm thấy trong San Diego Shipwreck.
Đĩa gốm phong cách Kraak Gia Tĩnh/Vạn Lịch
Đồ gốm Kraak Vạn Lịch
Trong giai đoạn Sùng Trinh, loại đồ sứ thường được gọi là đồ sứ chuyển tiếp đã được sản xuất. Đặc điểm chung của loại đồ sành sứ này là kết cấu dày. Chất lượng của gốm sứ là có thể so sánh được với chất lượng của gốm sứ thượng hạng. Chất men tuyệt vời và các tiêu chuẩn của lớp sơn màu xanh và trắng là tuyệt tác. Các chủ thể họa tiết rất đa dạng, bao gồm hoa, cảnh quan và cảnh được lấy từ vở kịch của Trung Quốc hoặc các giai đoạn lịch sử. Nhiều sản phẩm có sự kết hợp trang trí bổ sung theo phong cách nước ngoài, chẳng hạn như hoa tuy-lip. Một chuỗi các mẫu rạch gần mép của đồ như lư hương, lọ bút, và bình hoa. Các biểu tượng dạng vảy cá của cỏ, bóng cuộn của mây và núi/đá với các đánh bóng tinh xảo là đặc trưng phổ biến trong thời kỳ Sùng Trinh.
Ống bút Sùng Trinh với hình cỏ dạng vảy cá và lớp đánh bóng tinh xảo của các tảng đá
Bình hoa Sùng Trinh với họa tiết hoa tuylip phần cổ.
Nam Khánh lược dịch theo koh-antique.com