Đêm hôm đó khoảng ngày đầu tháng, ánh trăng mờ ảo khiến người xúc cảm. Vị sư già trong chùa Hàn San bên Cô Tô thành cũng tức cảnh làm thơ tả cảnh đêm trăng hư ảo:
“Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung,
bán tự ngân câu bán tự cung”.
Nghĩa là:
“mồng ba mồng bốn trăng mông lung,
nửa giống ngân câu nửa giống cung”.
Nhưng vị sư chỉ ngâm được 2 câu rồi hết ý, nên cứ đi tới đi luôi trầm ngâm suy nghĩ. Chú tiểu thấy sư phụ bần thần, sợ thầy mất ngủ bèn ân cần thăm hỏi. Vị sư già kể nổi tâm tư hết ý thơ, chú tiểu xin phép thầy làm tiếp bài thơ. Được sư phụ đồng ý, chú tiểu ngâm tiếp 2 câu:
“Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,
bán trầm thủy để bán phù Không”.
Nghĩa là:
“một miếng ngọc hồ phân đôi mảnh,
nửa in đáy nước nửa trên không”.
Sau khi nghe chú tiểu ngâm xong, vị sư già khen hay và đem hai câu ấy ghép với hai câu đầu thành một bát thơ thất ngôn tứ tuyệt. Để cảm tạ ơn đức của đức Phật gúp thầy trò nảy sinh thi tứ, hai thầy trò cùng vào chánh điện thắp nhang và đánh chuông cung tạ, lúc đó trời đã nửa đêm (dạ bán).
Trong khi đó Trương Kế đang thao thức trên thuyền chợt nghe tiếng chuông vọng lại từ chùa Hàn San nên ông mới có ý tứ sáng tác tiếp hai câu chót của bài thơ là: “
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.
Bài thơ “Phong Kiều dạ bạc”
月落烏啼霜滿天
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
江楓漁火對愁眠
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
姑蘇城外寒山寺
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
夜半鐘聲到客船
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Nguyễn Hàm Ninh dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.