Đồ sứ Đấu Thái là chủng loại đồ sứ trang trí men màu thực hiện bằng cách kết hợp đồ sứ Trắng-xanh ( blue and white) dưới men và các trang trí vẽ trên men khác. Trước khi nung, các đường viền của mẫu vẽ được phát họa trên đồ vật bằng men trắng và men lam, một vài phần cũng được tô đầy bằng men trắng và men lam. Đồ vật đã được vẽ được đưa vào lò để nung thành đồ sứ men lam và được vẽ tiếp ở các phần trống của mẫu vẽ phát họa trước đó bằng các men màu sắc khác nhau. Và rồi lại nung một lần nữa với nhiệt độ thấp khoảng 800 độ C với ngọn lửa trần (oxy hóa). Vì men lam dưới men và các trang trí trên men dường như hòa hợp lại để tạo nên nét đẹp, nên được gọi là Đấu thái (“Doucai”)
Đồ sứ Đấu Thái được phát triển đầu tiên vào thời Thành Hóa triều đại nhà Minh. Đấu Thái Thành Hóa có những đặc tính như cách vẽ men lam thanh tao, men trắng mịn và sáng, các màu sắc mềm mại, cũng như đế sứ rất trắng. Nó là dòng sứ đẹp và hiếm. Thêm vào đó, đồ sứ dòng Đấu Thái được sản xuất trong giai đoạn từ Khang Hy đến Càn Long cũng có giá trị nghệ thuật cao.
Dưới đây là hình ảnh một số cổ vật dòng Đấu Thái.
1. Chiếc cốc trang trí gà.

Nét đặc biệt của nghệ thuật tráng men màu được phát huy trên chén họa tiết hình con gà đã đạt đến sự hoàn hảo tuyệt đối, việc sử dụng các màu trên chén rất phức tạp, nhưng các nét vẽ nghệ thuật lại rất đơn giản,tạo ra hiệu quả dày thưa tinh xảo, mềm mại phóng khoáng, mang đến cho người ta cảm giác to lớn mà đơn giản, sắc nét mà không gai góc.
2. Chiếc cốc vẽ những đưa trẻ đang chơi

Chiếc cốc vẽ những đưa trẻ đang chơi (thời Thành Hóa, triều đại nhà Minh. Cao 4.8cm. Đường kính miệng:6cm. Đường kính chân:2.7cm)
Chiếc cốc nhẹ, thiết kế tao nhã với nền trắng và thân vẽ công bút. Trang trí chủ đề trẻ em đang chơi là chủ đề hiếm thời Thành Hóa, do đó chiếc cốc này khá quý hiếm.
3.Chiếc bình vẽ hoa sen nối tiếp nhau thành vòng tròn

Chiếc bình vẽ hoa sen nối tiếp nhau thành vòng tròn. Thời Thanh Hóa, triều đại Minh. Chiều cao 8.3cm. Đường kính miệng: 4.3cm. Đường kính chân: 9.5cm. Đường kính của nắp: 5.6cm.
Chiếc bình nhìn thanh thoát, dáng đẹp, tươi sáng, màu sắc nhẹ nhàng, là món biểu trưng cho đồ sứ thời Thành Hòa triều đại Minh.
4. Chiếc bình Đấu Thái trang trí Rồng và Phượng

Chiếc bình Đấu Thái trang trí Rồng và Phượng. Niên đại thời Khang Hy, triều đại Minh. Cao 13.1cm, đường kính miệng 4.6cm, đường kính chân: 10.4cm.
Miệng nhỏ, thấp, cổ thẳng, vai to, bụng vuốt tròn và phẳng, có nắp đậy. Đấu Thái chỉ được dùng để bổ sung hoa văn tại một số vị trí ít quan trọng như cổ, vai, chân, nắp. Dưới trôn có 6 chữ được viết thành 2 hàng bên trong vòng tròn kép trắng-xanh, được đọc là "Đại Thanh Khang Hy Niên Chế"
Chiếc bình nổi bật bởi trang trí Rồng và Phượng được vẽ tỉ mỉ và được bao quanh bởi Đấu Thái, thể hiện sức cuốn hút đặc biệt. Nó là một minh chứng đặc biệt của sử dụng các kỹ thuật trang trí của đồ sứ Đấu Thái thời kỳ Khang Hy.
Nam Khánh (dịch từ nguồn trang Văn hóa Trung Quốc)