BannerHieude

Lịch sử

Đồ sứ cuối thời Thanh/đầu thời dân quốc tại Phong Khê, Triều châu, tỉnh Quảng Đông
22/05/2014 10:20| 18535 Lượt xem| 1 Lượt yêu thích
Triều châu (tỉnh Quảng đông-TQ) có truyền thống sản xuất gốm sứ lâu đời. Vào thời nhà Đường, nơi này đã sản xuất một số đồ gốm sứ men ngọc tinh xảo được xuất khẩu đến khu vực Đông Nam Á.

Những đồ gốm sứ men ngọc này được tìm thấy trong con tàu bị đắm tên là Belitung(1) vào thời Đường. Sản xuất đồ gốm sứ tại Triều Châu phát triển hưng thịnh nhất vào thời Bắc Tống. Các lò luyện gốm chủ yếu được đặt tại Bi Jiashan bên bờ phía Đông của sông Hàn (hay còn gọi là Hàn Giang). Các lò này cho ra hàng loạt các sản phẩm gốm sứ Men ngọc và Thanh bạch/trắng(2) có chất lượng cao. Các sản phẩm này được vận chuyển đến cảng Triều Châu, cảng xuất khẩu chính trong suốt thời nhà Đường/Bắc Tống. Trong suốt thời kỳ Nam Tống, Cảng Phúc Kiến, Triều Châu trở thành cảng chính ở phía Đông Nam Trung Quốc. Rất nhiều lò luyện đồ gốm sứ dọc bờ biển Phúc Kiến đã lợi dụng vị trí địa lý gần với Triều Châu để sản xuất ra những đồ gốm sứ giá rẻ chất lượng cao để xuất khẩu. Quảng Đông không thể cạnh tranh nổi và rất nhiều lò luyện tại đây đã phải ngừng hoạt động trong thời Nam Tống.

Trong thời vua Khang Hy nhà Thanh, Quảng Đông một lần nữa được chỉ định là cảng xuất khẩu chính. Thạch Loan nằm gần Quảng Đông được hưởng lợi vì khoảng cách địa lý gần với nơi đây và đã trở thành một trung tâm sản xuất gốm sứ xuất khẩu quan trọng. Rất nhiều xưởng sản xuất được đặt tại Quảng Đông để trang trí cho đồ gốm sứ Cảnh Đức Trấn lớp lớp men dựa trên những thiết kế do các khách hàng Châu Âu cung cấp. Trái ngược với giai đoạn trước đó, các lò luyện ở Triều Châu không được hưởng lợi nhiều từ việc buôn bán giao thương gốm sứ xuất khẩu.

Sự xuất hiện của Ngành Gốm sứ Phong Khê - Triều Châu)

Tình hình đã thay đổi vào năm 1856 sau công nguyên. Sau cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ hai nổ ra, chính quyền nhà Thanh đã bị các đế quốc Châu Âu/đế quốc Mỹ buộc phải mở nhiều cảng ven biển hơn, bao gồm cảng Sán Đầu phục vụ cho giao thương với nước ngoài. Các lò tại Triều Châu, Dapu Gao pi và Raoping Jiucun được hưởng lợi do nằm gần cảng Sán Đầu và tăng cường lượng hàng gồm sứ màu xanh và trắng do Gao pi và Jiucun sản xuất để xuất khẩu, và các mặt hàng gốm sứ tráng men, độc sắc hoặc có màu xanh và trắng do Phong Khê xứ Triều Châu sản xuất. Những mặt hàng gốm sứ này được xuất khẩu từ cảng Sán Đầu.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Theo cuốn sách mang tên là Lịch sử Gốm sứ Phong Khê (枫溪陶瓷历史), việc sản xuất gốm sứ Phong Khê bắt đầu nở rộ từ năm 1915 sau công nguyên, do Chiến tranh Thế giới lần I. Trước chiến tranh, gốm sứ in phun từ Châu Âu đã làm giảm nhu cầu gốm sứ Trung Quốc tại Châu Âu, Châu Mỹ và Đông Nam Á. Ngay cả tại Trung Quốc, nhu cầu gốm sứ Châu Âu cũng dần tăng lên. Chi phí sản xuất gốm sử Châu Âu rất thấp với thiết kế bắt mắt. Chiến tranh đã làm gián đoạn việc sản xuất gốm sứ Châu Âu và Phong Khê đã tận dụng cơ hội này để đáp ứng các nhu cầu trong nước và nước ngoài. Thời kỳ từ năm 1915 đến năm 1939 sau công nguyên là thời kỳ hưng thịnh  nhất của Ngành Gốm sứ Phong Khê.

Một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của các sản phẩm gốm sứ Phong Khê là mạng lưới tiếp thị rộng rãi. Rất nhiều người Triều Châu trong đó có nhiều người từ Phong Khê di cư ra nước ngoài đến các nước Đông Nam Á bao gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Họ thành lập các cửa hàng nhằm quảng bá các sản phẩm gốm sứ từ Triều Châu. Một vài người thậm chí còn mở lò gốm và sản xuất các sản phẩm gốm sứ, đáng chú ý nhất là ly đựng mủ cao su và chậu hoa đế bằng. Các thợ gốm ở Lái Thiêu, một khu vực nằm cách Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Bắc rất nổi tiếng trong việc sản xuất các đồ gốm sứ giống hệt như ở Phong Khê. Vào năm 1923 sau công nguyên, chính quyền Việt Nam đưa ra thuế nhập khẩu quá cao đối với đồ gốm sứ ngoại nhập. Trong cuốn sách của mình về lò gốm tại Phong Khê xứ Triều Châu (枫溪潮州窑), ông Li Bingyan cho rằng vì tăng thuế suất, Phong Khê xứ Triều Châu đã ngừng xuất khẩu đồ gốm sứ tại đây cho Việt Nam. Nhưng vì nhu cầu cao, một số thương gia ở Việt Nam đã thuê một vài thợ gốm ở Phong Khê đến Việt Nam để sản xuất ngay tại địa phương. Ngay cả lớp đất sét làm thành phần chính sử dụng ở Phong Khê cũng được nhập khẩu.

Thời kỳ từ năm 1940 đến 1945 là thời kỳ đen tối cho Ngành Gốm sứ Phong Khê. Nó đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến tranh với Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành này đã phục hồi đáng kể và tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tại Đông Nam Á.

Các đặc điểm và loại sản phẩm gốm sứ Phong Khê

Nói chung, gốm sứ Phong Khê có chút non lửa và lớp men có xu hướng ngả sang màu vàng, tạo thành những mảnh rạn rất tinh xảo và đẹp mắt.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Một mẫu vật cho thấy lớp men vàng với những đường rạn mờ nhạt tinh xảo. Khu vực chân đế không tráng men không chắn chắn bằng, hơi sần sùi và ngả sang màu vàng nhạt.

Theo lịch sử gốm sứ Phong Khê, trong thời kỳ dân quốc, Phong Khê cũng nhập khẩu các loại men từ nước ngoài để sản xuất đồ gốm tráng men màu. Giống như Fencai (men phấn thái), những loại men này được sử dụng để trang trí đồ gốm sứ độc sắc nung quá lửa. Những hoạt tiết trang trí được thực hiện trong các xưởng tráng men được gọi là Xưởng Màu. Lúc cao điểm, có 17 Xưởng Màu tại Phong Khê quản lý khoảng 300 công nhân. Sản phẩm phải được nung lần thứ hai khoảng 800 độ để cố định các lớp men. Những lớp men áo như vậy rất mỏng, nhẵn, và có màu trong suốt như màu nước. Những loại đồ gốm tráng men như thế cũng được sản xuất tại Cảnh Đức Trấn, Đức Hóa, Hà Bắc, Tangshan và các lò ở các tỉnh khác.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Hai hiện vật gốm sứ tráng men màu. So với dòng đồ men phấn thái, các lớp men này không có kết cấu phủ bột và bề mặt mịn và mỏng. Hiện vật đầu tiên được chế tác tại xưởng Rong li và hiện vật thứ hai tại xưởng Tao Zhen Yu. Cả hai đều là những nơi sản xuất gốm sứ Phong Khê nổi tiếng.

Vào cuối thập niên 1910, các thợ gốm tại Phong Khê giới thiệu một loại men mới từ Nhật Bản, thích hợp cho việc nung trong nhiệt độ cao. Sau đó, các thợ gốm tại đây có thể tự sản xuất loại men này và thậm chí còn đưa ra một số biến thể mới. Loại men này được sử dụng trên bề mặt tráng men của đồ gốm sứ không nung. Sau khi hoàn thành việc trang trí, sản phẩm được nung trong lò rồng(3) với nhiệt độ từ 1200 đến 1280 độ C. Trong khi nung, men chảy ra và bao phủ xung quanh các họa tiết trang trí. Do vậy, về bản chất, đây là một hình thức trang trí sử dụng men. Khi quan sát kỹ, trong rất nhiều mẫu vật, các hoạt tiết trang trí dường như hơi nhô ra khỏi bề mặt. Những sản phẩm như vậy được gọi là Fengxi Da Yao Wucai. Ở địa phương lò rồng được gọi là Lò Phấn Thái Lớn Phong Khê, nghĩa là những lò nung lớn để phân biệt với các lò nung nhỏ thường được sử dụng để nung đồ gốm sứ tráng men màu quét (thường hay được gọi là Tiêu Dao, tức là lò nhỏ). Vì kỹ thuật tráng men này chỉ cần một lần nung, sản phẩm sản xuất ra thường rẻ và ít tốn thời gian hơn so với các sản phẩm gốm sứ phủ men màu nung ở nhiệt độ thấp truyền thống. Vì vậy, sau này nó đã thay thế sản phẩm men màu truyền thống và được coi là một cách tối ưu để sản xuất đồ gốm tráng men. Đây cũng được coi là cách sản xuất gốm sứ Phong Khê độc đáo nhất.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Phấn thái Phong Khê thời dân quốc

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Hai mẫu vật thời dân quốc với lớp men phun độc đáo

Bên cạnh những mẫu vật được trang trí với họa tiết Trung Quốc truyền thống, cũng có những mẫu vật được trang trí bởi các họa tiết hoa văn sao chép từ các hoạt tiết in phun trên gốm sứ Châu Âu và Nhật Bản. Ngay cả hình dạng những mẫu vật trong các bộ đồ ăn cũng được sao chép nguyên bản.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/] [Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Chiếc cốc thời dân quốc với họa tiết hình hoa của Châu Âu. Sản phẩm của nhà máy Ru He

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Những chiếc bình do Phong Khê sản xuất trong thời dân quốc với họa tiết và hình dạng theo phong cách Âu Châu

Những thợ gốm tại Phong Khê cũng sản xuất rất nhiều loại bình tinh xảo với họa tiết được trổ thủng. Trang trí kiểu trổ thủng phổ biến nhất là các họa tiết hình hoa, đặc biệt là hoa mận. Nhà sản xuất lớn nhất của những kiểu bình như thế này là lò Cẩm Hợp. Chúng có thể mang màu trắng men, trắng sữa, vàng, xanh nước biển, đỏ san hô và vv.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Những chiếc bình thời dân quốc với họa tiết trang trí được trổ thủng

Những thợ gốm Phong Khê cũng sản xuất những bức tượng tráng men màu trắng sữa tương tự với các sản phẩm từ Chương Châu và Đức Hóa. Các loại sản phẩm sản xuất tại Phong Khê và Chương Châu đều có xu hướng sử dụng men rạn và rất cứng để có thể bị vỡ.

 

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Một bức tượng thời dân quốc

Các thợ gốm ở Phong Khê cũng sản xuất những bức tượng độc đáo dựa trên các nhân vật trong kịch hát Triều Châu. Đối với những người quen thuốc với kịch hát Triều Châu, họ sẽ nhận ra rằng trong hầu hết các tạo tác, các thợ gốm đã khéo léo nắm bắt được tư thế và biểu hiện của các nhân vật.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Tượng Wang Zhao có niên đại từ những năm 1940/1950

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Môt bộ tượng dựa trên những nhân vật từ kịch hát Triều Châu dựa trên câu chuyện lãng mạn của một họa sỹ thời Minh tên là Tang Bo Hu và Qiu Xiang. Bản gốc ban đầu được chế tác bởi nghệ nhân Chen Hong Xi vào đầu những năm 1950. Bộ tượng trong ảnh là bản mô phỏng gần giống nhất có niên đại từ những năm 1960/1970.

Phong Khê cũng sản xuất một số lượng khá lớn đồ gốm sứ trắng và xanh. Những sản phẩm làm tại Dapu có thể rất khác với những sản phẩm làm tại Cảnh Đức Trấn do lớp men pha vàng hơn với đường men rạn tinh xảo hơn.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Đồ gốm sứ xanh và trắng cuối thời Thanh ở Phong Khê

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Đồ gốm sứ xanh và trắng thời dân quốc ở Phong Khê

Phong Khê cũng sản xuất loại ấm trà phỏng theo kiểu ấm Nghi Hưng nhìn giống hệt như phiên bản gốc. Những sản phẩm làm tại Phong Khê được phủ bên ngoài với một lớp đất sét màu đỏ trông tương tự như loại ấm thứ thiệt từ Nghi Hưng. Tuy vậy, lớp bên trong cho thấy ấm thật thô ráp hơn và có màu đỏ nhạt hơn.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Ấm trà kiểu Nghi Hưng do Phong Khê sản xuất trong thời dân quốc

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Ấm trà Phong Khê - Ấm trà Yixing

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

So sánh ấm trà Phong Khê và Nghi Hưng. Cả hai mẫu vật đều có niên đại từ những năm 1970/1980.

Kết luận

Sau khi đảng cộng sản chiếm chính quyền vào năm 1949 sau công nguyên, Ngành Gốm sứ Phong Khê đã được quốc hữu hóa. Đồ gốm sứ tiếp tục được sản xuất cho đến ngày nay. Trên thực tế, Phong Khê hiện nay được biết đến là thủ đô gốm sứ mới tại Trung Quốc.

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Các hiện vật ở Phong Khê có niên đại từ những năm 1950/1970

[Cổ vật tinh hoa: http://covattinhhoa.vn/]

Các chú thích:

(1). Người ta gọi tên con tàu đó là Belitung theo địa danh bờ biển phát hiện con tàu đắm đó ở Indonesia

(2). Men Thanh Bạch còn được gọi là men Ánh Thanh là dòng men trắng phớt xanh phổ biến từ thời Tống, Nguyên cho tới thời Minh. Lưu ý rằng rất nhiều lò gốm sứ Trung Quốc sử dụng kiểu men này.

(3). Lò rồng: Lò rồng dài hơn lò cóc, thường có ba bộ phận: bầu lò, thân lò và hậu lò. Hệ thống thoát khói và thông gió nằm ở hậu lò. Nền của bầu lò, hậu lò, thân lò nằm ở ba vị trí cao thấp khác nhau.
 

Tác giả: NK Koh (New: 4 Apr 2014)

Nam Khánh (dịch từ koh-antique.com)

Ghi chú: Bài dịch còn nhiều sai sót, kính mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến.

người thích

Bài viết mới cập nhật

Cố vật ở nước ngoài

Cặp đĩa thời Tây Sơn

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.508

Cái tiềm trang trí Long hý thủy

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.894

Đôi bình bát tràng

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €2.061

Vò gốm Gò Mun.

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €322

Cốc gốm Gò Mun

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €283