400 năm trước, vào khỏang thế kỷ 16-18, trong giai đọan lịch sử VN có nhiều biến cố từ "Lê tồn- Trịnh tại" đến trào Tây Sơn "Trịnh bại- Lê vong", ngòai những sự kiện xảy ra trong triều đình chốn cung Vua phủ Chúa đã được các nhà chép sử ghi lại tỉ mỉ, thì những "tiểu tiết" trong nội cung như :phẩm phục (áo mặc theo phẩm vị),hành nghi (nghi thức đi đường), đồ dùng thường ngày, trong đó có đồ sứ ngự dụng và hòang thất, quan lại dùng ... hoa văn, tiểu tiết phải theo một quy chế- sắc lệnh theo "Lê triều chiếu lịnh thiện chính", vẫn còn là điều cần khám phá, tìm hiểu không chỉ trong giới nghiên cứu, sưu tầm cổ vật , mà còn là sự tò mò của những người yêu thích những tác phẩm nghệ thuật gốm sứ ở VN.
Nhà nghiên cứu cổ học, đặc biệt là về đồ sứ ký kiểu VN Trần Đình Sơn, qua cuốn sách thứ ba " Đồ sứ ký kiểu Việt Nam thời Lê- Trịnh (1533- 1788)", đã "triển lãm" bằng hình ảnh bộ sưu tập những đồ sứ cổ được dùng trong cung Vua, phủ Chúa thời ấy, phác họa một góc lịch sử Thăng Long mấy trăm năm trước theo một chiều khác khá lý thú, thông qua nghệ thuật trang trí trên các vật dụng sứ ngự dụng cách đây hơn 400 năm. Sách có phần so sánh niên biểu VN thời Lê- Trịnh với niên biểu cùng thời của Trung Quốc để người đọc có thêm cái nhìn khái quát về lịch sử thời này.
Ngay từ phần "Dẫn nhập", tác giả đã tóm lược một giai đọan lịch sử nhiều thăng trầm và biến động suốt từ thế kỷ 15-18 thời nhà Lê đến trước thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, để dẫn dắt người đọc "đi sâu tìm hiểu nội cung" có gì lạ.
Về phép tắc: Những người được phong tước Công..., hòang tử (con Vua), vương tử(con trai Chúa),các quan Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo (Tam Thái- chính nhất phẩm), Thiếu Sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo (Tam Thiếu- chính nhị phẩm): Được phép dùng y phục may bằng gấm vóc dệt hìng lân, phượng và các màu sắc; bát đĩa dùng đồ sứ Tàu bịt vàng, cấm vẽ hình rồng và các màu sắc.
Hay các quan Thượng thư (chính nhị phẩm), Đô ngự sử (chính tam phẩm)...thì bát đĩa dùng đố sứ Tàu bịt bạc, cấm các kiểu vẽ rồng, kỳ lân, phượng và các màu sắc.
|
Nội phủ thị trung: Được dùng chính điện, trang trí đặc biệt dành cho Vua, Chúa là rồng 5 móng bay lượn giữa mây lành và sóng nước. |
Các Xá nhân, Án lại, Tướng thần lại, Lịnh sử, Nội thư tả ở các nha môn (lục phẩm trở xuống), các chức từ Cai ty, Cai hợp, Thủ hợp trở lên... bát đĩa dùng đồ gốm Nam (đồ gốm làm trong nước),các hình vẽ rồng, lân, phượng, gấm vóc các màu đều cấm xử dụng....
Đặc biệt, và hấp dẫn nhất của cuốn sách chính là phần sưu tầm những đồ sứ ký kiểu được ghi chữ "Nội phủ"- Kho tàng của nhà Vua- thị trung, thị hữu, thị đông, thị đòai, thị nam, thị bắc và "Khánh Xuân".
Nội phủ thị trung: Được dùng chính điện, trang trí đặc biệt dành cho Vua, Chúa là rồng 5 móng bay lượn giữa mây lành và sóng nước: Lưỡng long chầu nguyệt, Lưỡng long tranh châu, Độc long hí châu, hay Tường Vân-Mây lành,Mỹ nhân- Người đẹp, Sơn thủy- Phong cảnh...
Khánh xuân thị tả: Dùng cho cung điện bên trái. Biểu tượng trang trí là rồng 5 móng với 1-2 kỳ lân bay giữa mây và nước như: Long Lân hí châu, Long Lân khánh thọ, Độc Long hiến thọ. Độc đáo là bộ đồ tra lấy tích Hứa Do rửa tai: Lười nghe việc ngòai đời/ Lấy nước sách rửa tai.
Nội phủ thị hữu: Được dùng cho cung điện bên phải. Biểu tượng trang trí chính là rồng, phượng: Long Phượng khánh thọ, Long Phượng trình tường,Long Phượng hí châu. Độc đáo là bộ trà "Ngô đồng phượng":Chín phượng đậu cây ngô đồng hót vang/Người đánh cá cùng vui đùa với người đốn củi
|
Nội phủ thị bắc: Vật phẩm dành riêng cung điện phía bắc, biểu trưng trang trí là hoa mẫu đơn và bướm, phong cảnh, nhân vật, tứ dân-tứ thú (ngư, tiều, canh, độc)... |
Nội phủ thị đông: Dùng cho cung điện phía đông. Thường trang trí rồng, lân, chim, hoa như: Long Lân khánh hội, Song Lân hí thủy,Tam Thái đằng vân, Dục báo xuân lai, Hỷ báo xuân quang...
Nội phủ thị đòai: Cho cung điện phía tây, thường lấy hình phượng và phong cảnh, nhân vật. Nội phủ thị nam: Dùng cho cung điện phía nam, có các hình vẽ như: Hoa sen,công trùng, lau lách, các đề tài cát tường, đăng khoa. Nội phủ thị bắc: Vật phẩm dành riêng cung điện phía bắc, biểu trưng trang trí là hoa mẫu đơn và bướm, phong cảnh, nhân vật, tứ dân-tứ thú (ngư, tiều, canh, độc)...
Trong cuốn sách, ngòai bộ sưu tập đồ sứ cổ dùng trong cung Vua, phủ Chúa "chính thống", theo niêm chế, quy định trong lễ nghi, còn có một bộ sưu tầm khác về đồ sứ hảo hạng có hiệu đề chữ Tho, Trân Ngọan. Căn cứ vào quy định trong triều luật, thì đây là đồ sứ do hòang thân quốc thích của Vua, Chúa sai đặt làm ở các lò gốm sứ nổi tiếng Trung Quốc lúc đó.
Một chút tâm sự của tác giả:"Thời còn niên thiếu ngồi trên ghế nhà trường, thế hệ chúng tôi ở Miền Nam chỉ biết Thăng Long- Hà Nội qua sử sách, thơ văn. Cảnh vật Thăng Long hiện lên trong trí tưởng tượng ngây thơ thật buồn như Bà Huyện Thanh Quan cảm tác: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Lầu cũ lâu đài bóng tịch dương. Hoặc nồng nan tình cảm hướng về nguồn cội: Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long- Hùynh Văn Nghệ..
Rồi từ cái tô mang chữ "Nội phủ thị trung" mà tôi có duyên với đồ sứ cổ...Nay ngàn năm một thuở, nhân dân Việt khắp nơi đều hướng về đại lễ kỷ niệm "Thăng Long thiên tuế". Tôi vô cùng hoan hỷ xuất bản tác phẩm "Đồ sứ ký kiểu Việt Nam thời Lê- Trịnh(1533-1788)".
Mong sao tập sách này như nén tâm hương tưởng nhớ công đức Tiền nhân. Góp thêm tư liệu về thời đại Vua Lê, Chúa Trịnh, 400 năm trước trong lịch sử ngàn năm Thăng Long- Đại Việt"...