Về đời Tam quốc, (Hậu Hán) các học giả thường đi lại chơi bời rượu chè, bàn luận về huyền lý, không để ý đến lẽ phép, nên đời đó gọi là "Thanh Đàm" có ý nói là chỉ chuyện phiếm, phóng túng, chơi bời, không có ích gì cho nhân, quần, xã hội.
Trang trí cảnh 2 người đang đối diện với nhau ở bên bờ sông. Dưới sông là 1 người đang trèo đò. Phía trên thể hiện 2 câu thơ như sau:
Tọa đối thanh đàm thế sự,
Nhàn khang thiển thủy hành chu.
Có 2 lối thể hiện thơ, một là viết theo 2 cột, mỗi một 6 chữ. Cách thứ hai là việt theo 4 cột, mỗi cột 3 chữ.
Nghĩa là: ngồi đối nhau bàn phiếm chuyện đời, rồi xem nước cạn chở thuyền ( nước cạn mà chở thuyền thì sao được tỏ rõ là vô ích)