BannerHieude

Cổ vật

Tính niên đại các cổ vật sứ xanh-trắng thời nhà Minh
20/09/2016 04:50| 6971 Lượt xem| 0 Lượt yêu thích
Khi tính niên đại một cổ vật bằng sứ xanh trắng đời nhà Minh, cần phải sử dụng một cách tiếp cận toàn diện và xem xét ba khía cạnh sau đây:

1. Kỹ thuật vẽ được sử dụng:

1.1 Đường nét trên cổ vật (Nét cọ)

1.2 Phương pháp tráng phủ

2. Hình dạng/hình khối, men và cô-ban

3. Loại hình và các dạng họa tiết

Hai khía cạnh đầu tiên sẽ cho phép bạn tính được niên đại của một cổ vật bằng sứ xanh trắng thời Minh, thuộc về một trong ba thời kỳ: tiền Minh (từ vua Hồng Vũ đến vua Thiên Thuận), trung Minh (từ vua Thành Hòa đến vua Chính Đức), hoặc hậu Minh (từ vua Gia Tĩnh đến vua Sùng Trinh). Để có thể tính niên đại chính xác hơn nữa, chúng ta cần phải xem xét khía cạnh thứ ba.

1. Kỹ thuật vẽ

1.1 Đường nét trên cổ vật (Nét cọ)

Các thợ làm gốm của thời kỳ tiền Minh thường sử dụng thư pháp để vẽ các loại họa tiết. Để vẽ các nét thư pháp này, cọ được đặt thẳng đứng và vẽ bằng đầu cọ. Bằng cách kết hợp các chuyến động khi vẽ và sơn thành từng chấm, nét vẽ được tạo ra tròn trịa, ướt bóng, mềm mại, uốn lượn và nhịp nhàng. Các đường nét trên từng mẫu vật cho thấy sự thay đổi về độ dày. Phong cách vẽ sử dụng nét cọ này còn thịnh hành cho đến thời vua Chính Đức. Phong cách này vẫn còn tồn tại từ thời vua Gia Tĩnh hoặc về sau, các nghệ nhân vẫn sử dụng nét thư pháp như vậy, nhưng có thể được phân biệt rõ ràng sau khi cân nhắc một số hướng dẫn tính niên đại khác.

Các ví dụ các mẫu vật bằng sứ trắng xanh thời Minh sử dụng những nét vẽ thư pháp

Từ thời Gia Tĩnh trở đi, các đường nét họa tiết thường trở nên dày và cứng hơn so với giai đoạn trước. Người Trung Quốc đã mô tả nó là những đường nét cứng rắn như sắt.

Các ví dụ về họa tiết Gia Tĩnh /Vạn Lịch sử dụng các đường nét có độ dày đồng đều và mỏng hơn

1.2 Phương pháp tráng phủ

Trước thời kỳ vua Thiên Thuận, họa tiết được vẽ bằng nét thư pháp. Từ thời kỳ này trở đi, các thợ gốm bắt đầu quét một lớp phủ màu xanh lên phần họa tiết ví dụ như hoa hoặc quần áo của người. Có hai phương pháp tráng phủ:

Phương pháp tráng phủ sử dụng chất nhuộm màu

Phương pháp tráng phủ sử dụng chất nhuộm màu đã được sử dụng bởi các thợ gốm trong thời kỳ vua Thiên Thuận đến sau này. Để tạo ra lớp tráng phủ, người thợ gốm chấm đầu của cọ màu, sau đó chấm hoặc quét nhẹ nhàng tại khu vực cần vẽ màu. Lớp tráng phủ sử dụng phương pháp này có sắc xanh không đồng đều.

Phương pháp tráng phủ sử dụng giọt nước

Phương pháp tráng phủ sử dụng giọt nước phổ biến nhất kể từ thời hậu vua Vạn Lịch trở đi. Họa tiết được phác họa với đường nét thậm chí còn thô và dày hơn. Lớp tráng phủ được tạo ra bằng cách kéo một giọt nước màu (lơ lửng trên đầu cọ) dọc theo khu vực muốn tráng phủ. Kỹ thuật này đòi hỏi tay nghề cao và có thể tạo ra sắc xanh đồng đều hơn.

Ví dụ mẫu vật sử dụng phương pháp tráng phủ chất nhuộm màu trong thời kỳ vua Hoằng Trị.

 

Ví dụ mẫu vật sử dụng phương pháp tráng giọt nước trong thời kỳ vua Vạn Lịch

 

Nếu lớp trang trí chỉ sử dụng các nét thư pháp, mẫu vật sứ trắng xanh thường có niên đại trước thời kỳ vua Thiên Thuận. Từ vua Thiện Thuận đến vua Chính Đức, lớp trang trí được thực hiện bằng cách sử dụng sự kết hợp của kiểu cách thư pháp và phương pháp tráng phủ chất nhuộm màu. Các mẫu vật từ thời hậu Jiajing trở đi thường dử dụng các khối hình với đường nét cứng rắn và phương pháp tráng phủ giọt nước. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng nhấp vào liên kết dưới đây:

Sự thay đổi trong phong cách vẽ họa tiết

Hướng dẫn này được áp dụng cho hầu hết các mẫu vật sứ xanh trắng. Tuy nhiên, đối với các mẫu vật được chế tác trong thời kỳ thay đổi phong cách, việc tính niên đại sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Phương pháp nhuộm màu vẫn được sử dụng trên một số lượng nhỏ các mẫu vật trong khi một phương thức mới đã được đưa ra và cuối cùng là thay thế phương thức cũ. Mặc dù một số nghệ nhân vẫn kiên trì sử dụng phương thức cũ trong việc vẽ họa tiết, một số khía cạnh khác vẫn giúp các nhà khoa học tính được niên đại chính xác của mẫu vật. Ví dụ, một chiếc bát được trang trí bởi các nét vẽ thư pháp. Khi nhìn nó lần đầu tiên, người ta có thể sẽ nghĩ rằng nó có niên đại trước thời Tianshun. Tuy nhiên, bầu của chiếc bát này khá mỏng. Đây là một đặc điểm không thường thấy trên các mẫu việt có niên đại trước thời Tianshun. Do đó, chúng ta nên nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và kiểm tra tất cả các khía cạnh khác để xác định được niên đại chính xác.

2. Hình dạng/hình khối, men và cô-ban

Nhìn chung, bầu của các loại bát thời Minh thường là khá dầy trong thời kỳ tiền Minh và dần dần trở nên mỏng hơn. Điều này trở nên khá rõ ràng kể từ thời kỳ vua Gia Tĩnh trở đi. Đối với những loại bát này, thành chân đế khá dày trong suốt thời kỳ tiền Minh và trở nên mỏng hơn kể từ thời vua Gia Tĩnh trở đi. Một ngoại lệ là một số bát theo kiểu Yu-bi, có thành đế rộng được tìm thấy tại Tingyi/Sùng Trinh (xem hình dưới đây). Một số lượng lớn các loại bát thời tiền Minh không được tráng men ở phần đế ngoài.

Sự thay đổi của phần chân đế từ thời vua Tuyên Đức đến thời vua Sùng Trinh

Đối với các loại bát có thể được tìm thấy trong thời Minh, xin vui lòng nhấp vào các liên kết dưới đây:

Một số quan khác cũng rất có ích và có thể hỗ trợ trong việc tính niên đại bao gồm:

  • Lớp tráng men của bát trước thời vua Gia Tĩnh thường là dày hơn và trở nên mỏng hơn kể từ thời vua Gia Tĩnh trở đi
  • Rất nhiều chiếc bát thời tiền Minh chưa được nung kỹ và do đó không tiếng vang rõ ràng khi gõ nhẹ vào
  • Trong thời kỳ vua Gia Tĩnh, một loại cô-ban gọi là Hui Qing được trộn lẫn với loại cô-ban địa phương để tạo nên màu xanh tím. Nó được sử dụng trên mọ số loại bát từ thời vua Gia Tĩnh đến thời vua Thiên Khải. Những mẫu vật được chế tác trong thời vua Vạn Lịch/Thiên Khải, thường có tông màu xám bạc cho đến tông màu xanh cô-ban.

3. Loại hình và thay đổi họa tiết

Để hiểu rõ hơn về các loại họa tiết thời tiền Minh, thời trung Minh hoặc hậu Minh, bạn cần phải nghiên cứu các loại họa tiết và hiểu cách thức mà chúng dần dần phát triển trong thời Minh. Tôi đã sử dụng các họa tiết được tìm thấy trên các loại bát trong hầu hết các hình ảnh minh hóa, và nó cũng được áp dụng cho các loại bình.

Một vài mẫu họa tiết phổ biến và cách thức mà chúng phát triển đã được minh họa dưới đây:

Sự phát triển của các họa tiết

  • Sự phát triển của họa tiết chilin
  • Sự phát triển của họa tiết 3 người bạn của mùa đông
  • Sự phát triển của họa tiết đám mây
  • Sự phát triển của họa tiết rồng
  • Sự phát triển của họa tiết cá
  • Sự phát triển của họa tiết trẻ sơ sinh
  • Sự phát triển của họa tiết học giả
  • Sự phát triển của họa tiết phượng
  • Sự phát triển của họa tiết sư tử
  • Sự phát triển của họa tiết người phụ nữ
  • Sự phát triển của họa tiết hoa

Họa tiết bên trong lòng bát

Dấu trên phần đáy bên ngoài của bát

Dấu trên phần đáy bên ngoài không được tìm thấy trên các loại bát/đĩa sứ xanh trắng Mingyao trước thời vua Thành Hóa. Một số dấu thường thấy trên các loại bát Thành Hóa/Hoằng Trị bao gồm Phúc (福), Thái Bình (太平), Đại Minh Niên Tạo (大明年造), vv. Xin vui lòng nhấp vào các link sau đây để biết thêm chi tiết:

Nhiều loại bát/đĩa thời Gia Tĩnh/Thiên Khải mang một số cụm từ có nghĩa tốt lành bao gồm 4 chữ cái Trung Quốc trên phần đáy ngoài. Một số cụm từ phổ biến bao gồm Vạn Phúc Du Đồng (万福攸同), Phú Quý Giai Khí (富贵佳器), Trường Mệnh Phú Quý (长命富贵) và vv.

Ngoài ra, có một số dấu triều đại và một số dấu không thể luận được

Dải trang trí gần vành bát

Dải trang trí gần vành của một chiếc bát có thể là nguồn thông tin quý giá trong việc xác định niên đại. Ví dụ, những mẫu vật có dải trang trí là những chữ Phạn/Tây Tạng phổ biến từ thời vua Tuyên Đức đến vua Chính Đức, dải trang trí chữ V phổ biến trên các mẫu vật thời vua Thành Hóa/Hoằng Trị, hoa văn chữ triện phổ biến từ thời vua Vĩnh Lạc đến vua Thành Hóa, họa tiết hình thoi song song từ thời vua Tuyên Đức đến tiền vua Vạn Lịch. Các loại họa tiết trang trí khác được sử dụng nhưng ít hơn kể từ thời Hoằng Trị trở đi. Trong suốt thời Minh, có một số loại bát không có dải trang trí hoặc chỉ là hai đường thẳng song song gần vành bát. Điều thú vị là kể từ thời hậu vua Gia Tĩnh trở đi, đa số chỉ có hai đường thẳng song song ở gần mép và không có trang trí ở trên phần lòng bát.

 

Nam Khánh lược dịch (Viết bởi: NK Koh (ngày 05 tháng 6 năm 2010))

người thích

Bài viết mới cập nhật

Cố vật ở nước ngoài

Cặp đĩa thời Tây Sơn

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.508

Cái tiềm trang trí Long hý thủy

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.894

Đôi bình bát tràng

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €2.061

Vò gốm Gò Mun.

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €322

Cốc gốm Gò Mun

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €283