Nhưng “Quan Diêu” nhằm phục vụ hoàng triều không vì thế mà không tính đến lợi nhuận, cũng có lúc vì thiếu vốn nên khó tiếp tục kinh doanh. Vì kế mưu sinh, lò nung Quan Diêu “lách luật”, nung tạo ra sứ “Quan Diêu Nội Tại” (Tạm dịch: Quan Diêu chế tác nội bộ), lén lút bán cho người dân.
Tác giả bài viết này có một món đồ sứ dưới đáy có in chữ đỏ “Quan Diêu Nội Tạo”, hình thức kết cấu bên ngoài đẹp mắt, nét chạm vẽ rõ ràng, lòng sứ trắng đặc, màu men trắng đều. Có rất nhiều ý kiến xung quanh “Quan Diêu Nội Tạo”, nhưng có một điểm có thể khẳng định , nó xuất hiện ở cuối đời Thanh, lưu hành những năm đầu Trung Hoa Dân Quốc. Theo tác giả được biết, lý do xuất hiện có thể do: Các lò Quan Diêu thiếu vốn nên bán sản phẩm ra thị trường để bù vốn, nhằm trục lợi từ bên ngoài. “Quan Diêu Nội Tạo” là đồ sứ đặc biệt mà lò sứ Quan Diêu chế tác có ký hiệu phân biệt với sứ Quan Diêu trong cung đình khác. Hai chữ “Quan Diêu” hoặc một chữ “Quan” trong đồ sứ thời kỳ này thiếu một nét, do sợ bị kiểm tra hoặc bị bắt nên cố ý làm như vậy.
Thông thường, chất lượng “Quan Diêu Nội Tạo” khá tốt, hoặc chỉ kém hơn chút ít so với sản phẩm cùng loại, nghệ nhân chế tác “Quan Diêu Nội Tạo” sử dụng thương hiệu “Quan Diêu” để nâng cao giá trị của nó, thu hút người mua. Nói tóm lại, người dân vẫn được lợi từ các lò sứ Quan Diêu ‘phạm pháp” này.