BannerHieude

Cổ vật

Sứ màu tam thái thời Khang Hy
21/11/2014 11:17| 7848 Lượt xem| 1 Lượt yêu thích
Đồ màu là một dang khác của đồ sứ tam thái, nhưng giới gốm sứ lại không có định nghĩa rõ rệt những Ngoài 3 màu chủ đạo là vàng, xanh, đỏ tía và tuyệt đối ko dùng màu đỏ tươi trong chế tác ra thì những quy trình chế tác, công cụ chế tác liên quan đến “Tố tam thái” đều chưa được xác định rõ ràng.

     Gốm sứ 3 màu xuất hiện lần đầu tiên là ở Cảnh Đức Trấn thời Thành Hóa nhà Minh, đồ ba màu thời kỳ Chính Đức là thịnh hành nhất. Phương pháp chế tác của nó là thể hiện các mẫu thiết kế trên bề mặt, nung ở nhiệt độ cao thành sứ thô,  sau đó tráng loại men màu nào đó lên. Sau đó tách phần họa tiết ,phủ các màu cần dùng  lên, (hoặc lần lượt phủ lên các phần tương ứng với các màu sắc trên bề mặt sứ thô), nung ở nhiệt độ thấp lần thứ hai. Sau thời Gia Tĩnh cũng nung sứ ba màu, nhưng chủ yếu là ba màu: đỏ, xanh lá cây, tam sắc vàng và ngũ sắc thanh hoa (màu xanh pha trắng), cùng  nhiều màu sắc đan xen với nhau.

     Sứ màu tam thái thời Khang Hy khá thịnh hành, nó được phát triển thời kỳ giữa nhà Minh trên nền tảng ba màu và có sáng tạo thêm, ngoài ra các màu thường gặp là vàng, xanh lá cây và đỏ tía còn có thêm màu men xanh da trời, kỹ thuật chế tác cũng đa dạng hơn.. Dưới đây giới thiệu một số loại sứ màu tam thái thời Khang Hy, với kỹ thuật chế tác khác nhau đã tạo nên nét đặc trưng phong phú cho loại màu tam thái này.

Bàn nhỏ hoa văn chim: cao 9.5cm, rộng 18.1cm, hình dạng chiếc bàn nhỏ này rất đặc biệt, được trưng bày là đồ giả gỗ dùng trong gia đình.. Các bên xung quanh được trang trí đẹp mắt , vẽ chim muông cây lá, hoa tươi khoe sắc, chim muông hát vang. Kỹ thuật hội họa mềm mại, hoa văn tinh xảo ( hình 1,1-1)

 

Phương pháp tráng men truyền thống trên đồ màu và đồ tam thái là khác nhau, trực tiếp đổ màu trên bụng sứ trắng đã được nung, sau đó tráng tầng men trong suốt, nung một lần với nhiệt độ thấp. Kỹ thuật này tương đối đơn giản, được dùng phổ biến trong sứ ba màu Khang Hy, nhưng lại yêu cầu khá cao về kỹ thuật hội họa.

     Đĩa màu vàng tam thái họa tiết chim hoa: cao 2.8cm, đường kính lòng đĩa 15.8cm, đường kính đáy 9.3cm, Miệng mở, đế thấp, thông thường hay dùng men vàng. Lòng đĩa vẽ hình hoa mai xen chim hỉ thước( chim khách), hoa mai đua nở, cành lá tươi tốt, đôi chim hỷ thước hân hoan bay lượn . Bề mặt men thường dày, màu sắc tươi sáng, hoa văn tầng lớp rõ nét( Hình 2)

Đĩa tam thái có nền vàng này đã xuất hiện từ thời Gia Tĩnh, Vạn Lịch nhà Minh, nó bắt nguồn từ xưởng ngự khí Cảnh Đức Trấn ở thời kỳ Vĩnh Lạc Tuyên Đức nung thành các loại sứ màu hỗn hợp đơn giản ở nhiệt độ thấp. Màu men đa phần có hai loại, thông thường không gọi sứ tam màu mà dùng “Men X pha X” như “Men xanh pha vàng” “Đỏ sậm pha xanh”…Thời Khang Hy kế thừa công nghệ này và có sáng tạo, phần bụng không khắc, vẽ trang trí trực tiếp trên màu men vàng.

     Bát tam thái họa tiết bướm hoa: cao 7cm, đường kính miệng 15cm, đường kính đáy 6,5cm, miệng mở, lòng sậm, đáy tròn, các đường nét phần trong lòng bát mịn, hình dáng đẹp nhẹ nhàng, dưới lớp men có hoa văn khắc chìm, trên vẽ hoa bướm, màu sắc trang nhã, đáy men trắng , hai vòng trong xanh đồng tâm bên trong ghi chữ ”Đại Thanh Khang Hy Niên Chế" với màu bắt mắt, bố cục rõ rệt. Đây là tuyệt phẩm tam thái thời Khang Hy, thuộc đồ sứ Quan( Hình 3)

 

 

Đồ vật này trước tiên được khắc họa tiết rồng trên phần bụng, tráng men sứ trắng, nung ở nhiệt độ cao, sau đó đổ màu trên nền men trắng, lại nung ở nhiệt độ thấp, thuộc nhóm sứ màu nhiệt độ thấp. Vẽ màu trên men sứ ở nhiệt độ thấp đã xuất hiện tại Trung Quốc từ đầu thế kỷ 12 tại khu vực phía Bắc. Giới học thuật trước đây nghĩ là màu chủ đạo trên men sứ này là hồng, lục, thi thoảng điểm xuyết chút sắc vàng, vậy nên cũng gọi nó là “Hồng lục thái”. và cho rằng” Hồng lục thái” bắt đầu được nung từ cuối thế kỷ 12 đến đời Kim thế kỷ 13. Cùng với thông tin khảo cổ liên tục được cập nhật và công tác đào sâu nghiên cứu có thể biết được chính xác màu sắc không chỉ giới hạn ở màu men hồng , lục, vàng, thời kỳ vẽ màu gốm sứ từ cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12, có ảnh hưởng rất lớn đến sứ màu Cảnh Đức Trấn sau này.

 

Bát Tam Thái: cao 7.2cm, đường kính miệng, 21cm, đường kính đáy 7.5cm, miệng mở, hình vòm, đế thấp. Bên trong và ngoài đều phủ lớp men màu vàng, xanh lá cây, nâu sậm. Đế men trắng, bên trong có đánh mã (hình 4)

 

Các đồ vật nhóm này thường kết hợp bởi ba màu sắc vàng, xanh lá cây, tím hoặc men nâu điểm xuyết trên phần thân sản phẩm dựa trên ba màu chính, nung lần thứ hai với nhiệt độ thấp, hình thành những đốm bất quy tắc một cách tự nhiên, giống với đốm trên da hổ, người đời gọi là “ đốm da hổ” , “ tam thái da hổ”, là các hiện vật sáng tạo khác nhau ở Cảnh Đức Trấn thời Khang Hy. Nghề thủ công gốm nổi tiếng của Trung Quốc cũng như vậy, nhưng sự biệt chủ yếu giữa đồ màu và đồ gốm tam thái ở chỗ trước đây là sứ, giờ là đồ gốm.

Nam Khánh (Dịch từ Mạng văn vật Trung Quốc)

 

người thích

Bài viết mới cập nhật

Cố vật ở nước ngoài

Cặp đĩa thời Tây Sơn

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.508

Cái tiềm trang trí Long hý thủy

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.894

Đôi bình bát tràng

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €2.061

Vò gốm Gò Mun.

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €322

Cốc gốm Gò Mun

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €283