BannerHieude

Bài viết

Đặc trưng giám định đồ sứ Nhữ cổ nhà Tống
16/07/2014 05:53| 3611 Lượt xem| 0 Lượt yêu thích
Gốm Nhữ Diêu hay còn gọi là gốm "Ru". Gốm Nhữ là một trong Ngũ đại danh diêu thời Tống.

Đồ sứ Nhữ được nung từ cuối nhà Bắc Tống, do đầu tiên được nung ở khu vực Nhữ Châu( nay là vùng Bảo Phong, Lâm Nhữ, Hà Nam) nên tên gọi sứ Nhữ được bắt nguồn từ đó. Đồ sứ Nhữ được nung với sứ xanh nổi tiếng nhất, có màu thiên thanh, đậu xanh, xanh ngọc. Sứ xanh của đồ Nhữ trong men có đá mã não, màu xanh ngọc bích, men trơn sáng bóng, được người đời ca tụng, có vẻ đẹp”  đứng đầu trong các loại sứ Tống”, cùng với đồ sứ Quan, Ca, Quân, Định hội tụ thành” 5 loại sứ Tống nổi tiếng nhất”, Thời gian nung sứ Nhữ tổng cộng chỉ trong vòng 20 năm, do thời gian nung khá ngắn, truyền thế lại rất ít, ở thời Nam Tống, đồ sứ Nhữ đã vô cùng quý hiếm.

Dưới đây tôi xin giới thiệu với mọi người các đặc trưng giám định đồ sứ Nhữ Tống

Công cụ

  • Kính lúp cỡ lớn
  • Đèn pin tụ sáng

 

Phương pháp/Các bước

1. Đặc trưng hình dạng kích cỡ đồ sứ Nhữ thời Tống: Nhìn tổng thế mà nói, đồ sứ Nhữ Tống có kích cỡ nhỏ, hình dạng nhỏ, đậm chất cổ xưa. Đồ sứ Nhữ chịu ảnh hưởng của đồ sứ Việt vùng Triết Giang, đường viền đáy của đĩa, khay đa số là viền ngoài,điều này ít gặp so với các loại đồ sứ khác. Do các loại đồ sứ này được dùng trong cung đình, vì vậy nên về mặt hình dạng của chúng cũng phải đáp ứng với nhu cầu của cung đình, bởi thế thiết kế của đồ sứ Nhữ mang đậm nét nho nhã cổ xưa.

2. Đặc trưng phần bụng của đồ sứ Nhữ nhà Tống còn truyền lại đến ngày nay gồm 3 đặc điểm: Thứ nhất là mỏng và nhẹ, thứ hai có màu xám tro, xương bụng thanh mảnh. Màu phần bụng đồ sứ Nhữ có màu ghi nhạt, ghi trắng, do vậy nên khi sau khi nung màu sắc và nhiên liệu đốt tạo thành giống như tro , vì thế tục ngữ có cách nói”bụng xám tro”. Đặc điểm thứ ba là phần bụng trơn bóng tinh tế cứng chắc nên được mệnh danh là”xương đồng”. Ngoài ra những người tiếp xúc trực tiếp với đồ sứ Nhữ truyền thế thường hình dung”âm thanh vang như tiếng chuông” , nó cũng nói lên ở một mức độ nào đó sự thanh mảnh và tinh tế của phần bụng đồ sứ Nhữ.

3. Đặc trưng màu men của đồ sứ Nhữ nhà Tống: Đồ sứ Nhữ chỉ dùng trong cung đình, không tính đến giá làm ra sản phẩm, trong men có đá mã não, màu men là màu thiên thanh, xanh ngọc, xanh lam tương đối nhiều, màu men họa tiết có màu xanh của đỗ , xanh lá cây, xanh trắng, màu cam,…bề mặt men bóng mịn mềm mại, tinh khiết như ngọc, men hơi sáng, hầu hết ở dạng sữa đục hay kết tinh. Dùng kính lúp quan sát, có thể thấy các bọt khí thưa thớt dưới lớp men, bề mặt men sờ lên như dải lụa, sáng trong, mềm mại đậm chất cổ xưa, men tạo thành khối, thanh tịnh nho nhã, màu sắc thuần khiết , các mảng hoa văn kết tinh lại tạo nên những nét đặc trưng chính.Mắt thường nhìn thấy màu ngọc bích, có vẻ đẹp như ngọc mà lại không phải là ngọc. Trong men có nhiều sắc, có loại như cảnh biển buổi sớm, có loại như ánh mặt trời lặn, có loại như trời quang sau mưa, có loại như cầu vồng trên không, dân gian có câu “thiên thanh tôn quý, xanh ngọc ưa chuộng, xanh lam quý hiếm”

4. Đặc trưng khi nung đồ sứ Nhữ: Các đồ sứ Nhữ dùng trong cung đình được nung tràn men.Để tránh cho các chất bẩn tạp chất có trong lò nung cần được đặt vào khuôn chuyên dụng và được lót bởi vòng đệm và đinh để nhằm không bị dính vào khuôn, dưới đáy các đồ sứ này có rất ít loại có thể nhìn thấy vết tích 3,5,6,7 vệt đinh nhỏ như hạt vừng, vết cũng rất mờ, kích cỡ như hạt ngô.

4. Đặc trưng vết rạn đồ sứ Nhữ nhà Tống: Mảng vết rạn đồ sứ Nhữ chỉ có một màu.Sự hình thành vết rạn như sau: Ban đầu đồ vật được nung ở nhiệt độ cao sinh ra những khiếm khuyết trên bề mặt men, người ta thường gọi là”men vỡ”. Các nghệ nhân chế tác đồ Nhữ bằng thao tác của mình đã thiên biến vạn hóa khiếm khuyết về men khó khắc phục đó để tạo nên những trang trí tự nhiên tuyệt vời và khống chế các vết nứt vừa vặn ở những chỗ thích hợp, đây là kỹ năng chế tác vô cùng tinh xảo. Mảng nứt trên bề mặt men khá dày, thường gặp là những mảng nứt nghiêng, đậm nhạt được xếp đan xen lẫn nhau, tựa như từng mảng vây cá sáng óng màu bạc, hoặc hoa văn hình chú ve sầu làm cho người ta có cảm giác các tầng lớp được sắp xếp có trình tự. Trong men còn có những hoạt tiết nhỏ vui mắt như hình con cá, hoa vừng và càng cua. Và có các vết rạn điển hình như men tảng băng, lá trà, đường liễu…là hiện tượng khi tay kéo phôi trục xoay làm cho các phân tử bùn được sắp xếp theo hướng nhất định.

Nam Khánh (Dịch từ Baidu)

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm. Thông tin chỉ mang tính tham khảo.

người thích

Bài viết mới cập nhật

Cố vật ở nước ngoài

Cặp đĩa thời Tây Sơn

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.508

Cái tiềm trang trí Long hý thủy

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €4.894

Đôi bình bát tràng

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €2.061

Vò gốm Gò Mun.

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €322

Cốc gốm Gò Mun

Ngày: 24/03/2017

Giá thành công: €283