nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Nguyễn Đắc Xuân khai mạc triển lãm
Triển lãm trưng bày 60 tư liệu tranh ảnh và các tài liệu sách, báo, tạp chí khái quát hoàn cảnh lịch sử từ tháng 8-1884 khi Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi lấy hiệu là Hàm Nghi đến phong trào Cần Vương, do vua đứng đầu kêu gọi sĩ phu và quần chúng nổi dậy chống Pháp dành độc lập dân tộc.
Đặc biệt, có những bức tranh về vua Hàm Nghi do người Pháp minh họa trên báo từ năm 1889 tái hiện cảnh vua bị quan Pháp bắt tại rừng do bị tên hầu cận phản bội. Triển lãm còn giới thiệu bản sao hai bức tranh nổi tiếng của vua Hàm Nghi, trong đó có bức tranh “Chiều tà” do vua Hàm Nghi vẽ năm 1915 tại Algeria, bằng sơn dầu, trong thời gian ông bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở Bắc Phi.
Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, triển lãm chuyển đề chuyên đề nhân 70 năm ngày mất của vua Hàm Nghi đã góp phần khái quát về một vị vua yêu nước với tư cách là một họa sĩ. Vua Hàm Nghi nói và và viết tiếng Pháp như một người Pháp, có tài chụp ảnh, vẻ tranh, nặng tượng theo các trường phái nghệ thuật Tây phương. Đầu thế kỷ XX, ông triển lãm tranh ở Thủ đô Paris nên được xem ông cùng với Ngô Văn Miến là hai người mở đầu cho lịch sử hội họa Việt Nam thời hiện đại.
Tiêu biểu là bức tranh “Chiều tà” có thể coi là một phát hiện kỳ thú của lịch sử mỹ thuật Việt Nam, cho thấy chúng ta từng có một họa sĩ vẽ theo cách của phương Tây từ rất sớm. Sớm hơn nhiều họa sĩ Việt Nam tiền bối như Nam Sơn, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Lê Văn Đệ…
Bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi vẽ năm 1915
Từ các nguồn tư liệu cho thấy, bức tranh “Chiều tà” của Hàm Nghi vẻ năm 1915 và đã từng có triển lãm cá nhân tại Paris vào năm 1926. Rất sớm, chỉ kém hơn một năm so với sự kiện thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội vào năm 1925.
Họa sĩ - vua Hàm Nghi với bút danh là Xuân Tử (cũng có nơi ghi Tử Xuân) từng theo học hội họa với thầy Marius Reynaud (1860-1935), mỗi tuần hai buổi, rồi học điêu khắc với điêu khắc gia lừng danh August Rodin (1840-1917). Tuy không có dịp gặp gỡ, trò chuyện, nhưng qua tranh ảnh, ông chịu ảnh hưởng về cách tư duy hình họa, màu sắc của danh họa Paul Gauguin (1848-1903); ông là bạn của chí sĩ - họa sĩ Kỳ Đồng (1875-1929).
CÔNG HẬU