Giới thiệu cổ vật

Bộ Dầm Trà vẽ tích Phi Minh Túc Thực

< >
Có niên đại đầu thế kỷ 19, Bộ dầm trà Huế vẽ tích Phi minh túc thực với bầy vịt trời tự do bên bờ sông đầy cỏ lau là hình ảnh ẩn dụ về một cuộc sống sum vầy, sung túc và thăng tiến.

Theo âm nghĩa Hán Việt, “Phi (飛)” - chim bay lên biểu tượng cho sự thăng tiến, sự phát đạt. “Minh  (鳴)” - chim hót (kêu) mang ý nghĩa về tiền đồ quang minh sáng lạn. “Túc (宿)” - chim đang ngủ đồng âm với chữ “túc  (足)” biểu tượng cho cuộc sống đầy đủ, giàu có. Còn “thực (食)” - chim đang ăn lại là sự giàu có, dư ăn dư để. Vậy “Phi, minh, túc, thực (飛, 鳴, 宿, 食)” có tích mượn từ Trung Hoa nhưng vẫn phù hợp với văn hóa người Việt xưa nay.

Bộ dầm trà Huế gồm 3 chén quân, 1 tống và 2 dầm vẽ tích Phi minh túc thực là đồ sứ ký kiểu đặt làm bên Trung Hoa.

Đồ sứ ký kiểu có xuất xứ Trung Hoa hoa văn men xanh trắng ( thanh hoa từ khí ) phần lớn do các lò quan tại trấn Cảnh Đức - tỉnh Giang Tây chế tạo. Nguyên liệu hảo hạng, thai cốt tinh tế không lẫn tạp chất nên rất cứng chắc. Màu men lam hồi (Cobalt) có thể chế biến đậm nhạt, dễ dàng thực hiện đồ án trang trí sinh động, nhuần nhã. Men trắng trong phủ ngoài có chất "châu minh liệu" nên sau khi nung màu xanh lộ ra tươi sáng như ngọc, nổi bật nhiều mảng sáng tối, thường gọi đồ sứ men "tam lam"

Bài viết và góp ý xin gửi về lienlac@covattinhhoa.vn